Cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA


Cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA

(eFinance Online) - Theo dự thảo thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn ODA đầu tư cho các dự án là nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước (NSNN), phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách và quản lý, sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành.
Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ODA
Chủ dự án, cơ quan chủ quản khi xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ ODA kiến nghị cụ thể cơ chế tài chính trong nước (cấp phát từ NSNN, cho vay lại từ NSNN hoặc cấp phát một phần, cho vay lại một phần từ NSNN) để Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP.Cho vay tiền
Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo Danh mục tài trợ chính thức, các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản, chủ dự án chịu trách nhiệm xây dựng và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. Văn kiện dự án và quyết định phê duyệt dự án ODA của cấp có thẩm quyền liên quan đến các nội dung tài chính cần nêu rõ:
Cơ chế tài chính trong nước sử dụng các nguồn vốn ODA đầu tư cho dự án (cấp phát từ NSNN, cho vay lại từ NSNN, hoặc cấp phát một phần, cho vay lại một phần từ NSNN đối với nguồn vốn ODA).
Tính chất sử dụng vốn của dự án (dự án xây dựng cơ bản; dự án hành chính sự nghiệp; dự án cho vay lại/tín dụng; hay dự án hỗn hợp).
Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho dự án, bao gồm trách nhiệm của cơ quan chủ quản, cơ quan thực hiện, người hưởng lợi. (của các cấp ngân sách, của các đối tượng tham gia dự án như doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, người hưởng lợi từ dự án).
Đối với các dự án thực hiện theo cơ chế cho vay lại từ NSNN, trong văn kiện dự án và quyết định phê duyệt dự án cần xác định rõ các điều kiện cho vay lại theo quy định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Đối với các dự án có nội dung cụ thể không hoàn toàn đúng theo nội dung đề cương chi tiết đã trình khi đề xuất danh mục dự án, cơ quan chủ quản dự án phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính trong nước đối với dự án trước khi phê duyệt dự án.
Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng các nguồn vốn ODA cho dự án
Các dự án ODA thuộc đối tượng ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) cấp phát là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, phúc lợi xã hội, các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm cả trường hợp ngân sách địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài từ ngân sách trung ương để cấp phát cho dự án.
Vốn đối ứng cho các dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát do NSNN (trung ương, địa phương) đảm bảo, được bố trí trong dự toán NSNN hàng năm theo nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc hành chính sự nghiệp tương ứng với nội dung chi tiêu của dự án.
Các dự án ODA thuộc đối tượng cho vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn ODA là các dự án có khả năng thu hồi toàn bộ hoặc một phần vốn, bao gồm cả các dự án tín dụng.
Điều kiện cho vay lại cụ thể nguồn vốn ODA (cho vay lại toàn bộ hoặc cho vay lại một phần vốn ODA, đối tượng nhận vay lại, đồng tiền cho vay lại, trị giá cho vay lại, thời hạn cho vay lại, lãi suất cho vay lại, các loại phí theo quy định của nhà tài trợ, phí cho vay lại trong nước, v.v…) được xác định trong quá trình chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án căn cứ theo Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và/ hoặc thoả thuận với nhà tài trợ.
Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho dự án ODA
Vốn đối ứng cho các dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát do NSNN đảm bảo, được bố trí trong dự toán NSNN hàng năm theo nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc sự nghiệp tương ứng với nội dung chi tiêu của dự án.
Ngân sách trung ương bố trí vốn đối ứng cho các dự án hoặc hợp phần dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, theo Điều 31 Luật ngân sách nhà nước, do cơ quan trung ương là chủ dự án và trực tiếp quản lý, thực hiện dự án/hợp phần dự án.
Ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng cho các dự án hoặc hợp phần dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, theo Điều 33 Luật ngân sách nhà nước, do cơ quan địa phương là chủ dự án và trực tiếp quản lý, thực hiện dự án/hợp phần dự án.
Chủ dự án ODA thuộc diện cho vay lại toàn bộ hoặc một phần bố trí toàn bộ vốn đối ứng cho dự án/hợp phần dự án do chủ dự án ODA vay lại trực tiếp quản lý, thực hiện; đồng thời giải trình đầy đủ về khả năng đảm bảo đủ vốn đối ứng trước khi ký hợp đồng vay lại.
Chủ dự án ODA vay lại phải chuẩn bị và gửi các cơ quan liên quan (Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại) hồ sơ dự án bao gồm cả phương án tài chính phù hợp các quy định hiện hành về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Người hưởng lợi đóng góp phần vốn đối ứng (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) theo văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án kèm theo khung chính sách, các khoản hỗ trợ ngân sách (hỗ trợ ngân sách chung hoặc hỗ trợ ngân sách có mục tiêu cụ thể):
Nguồn vốn ODA của các chương trình, dự án kèm theo khung chính sách, các khoản hỗ trợ ngân sách là nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho NSNN, được sử dụng chi cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước hoặc chi hỗ trợ cho các mục tiêu cụ thể của NSNN theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Việc sử dụng nguồn vốn ODA này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, không chịu sự ràng buộc về các quy định thủ tục chi tiêu của nhà tài trợ (trừ trường hợp có quy định trong thỏa thuận tài trợ).
Đối với các chương trình, các khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu, chủ chương trình lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể cơ chế sử dụng nguồn vốn ODA của chương trình hoặc khoản hỗ trợ ngân sách...
(Trung Kiên)

Nhận xét

  1. "Chào bạn,

    Thông tin của bạn rất hữu ích cho công việc mình đang làm. Nếu có nhu cầu hợp tác thì liên hệ mình nhé, hoặc bấm vào link sau để xem thêm:"
    Kizuna
    Click để xem chi tiết Cho thuê nhà xưởng tại Sài Gòn | Cho thue nha xuong tai Sai Gon

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vốn đối ứng Vốn đối ứng là gì?

TƯ VẤN MUA MỘT DỰ ÁN HỒ CHÍ MINH 2017

Cho vay tiền - Vốn đối ứng - Vay vốn ODA - Giải chấp Đáo hạn - Vay ngân hàng